Điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng - Vinh Cẩm Stone  ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC VINH CẨM

Hotline:
  0905 047 273
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP

Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước – Đà Nẵng

Cập nhật 09:42, 28/11/2019

Đến với Đà Nẵng, thành phố biển xinh đẹp du khách không những được tham quan những danh thắng nổi tiếng và nên thơ mà còn được thăm những làng nghề truyền thống lâu đời, trong đó làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ non nước đã trở thành một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng mang đậm nét văn hóa đặc sắc của vùng miền.  

Nằm trong Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Làng Đá Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8km về phía Đông Nam. Với bề dày lịch sử gần 400 năm, hiện  làng là điểm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới thăm quan và mua sắm . Hội làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đã được thành lập theo quyết định số 458/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng vào năm 2006.

Những tác phẩm của làng nghề

Ấn tượng đầu tiên khi đến với làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, ngay từ đầu làng những tiếng đục đẽo, tiếng máy xẻ đá vang lên chát chúa. Hai bên đường, hàng trăm cửa hiệu trưng bày các sản phẩm từ chuỗi hạt, mặt đá trang sức đến cối, cốc, bàn ghế bằng đá, tượng nhân sư, thần Vệ Nữ, danh nhân đất Việt, Phật Di Lặc, Phật bà Quan Âm, tượng Chúa, Sư tử... nghệ thuật trừu tượng, cách điệu … tất cả phong phú, đa dạng về màu sắc mẫu mã lẫn kích thước. Các sản phẩm đều được điêu khắc bằng tay rất tinh vi, trải qua nhiều công đoạn từ lựa chọn đá, hình dung phôi tượng, đục đẽo….cho tới khâu cuối cùng là mài và đánh bóng tượng. Những sản phẩm mỹ nghệ là món quà lưu niệm đối với du khách, đồng thời là nguồn sống, niềm đam mê sáng tạo của những người thợ đang ngày đêm miệt mài thổi hồn vào những tảng đá vô tri.

Sản phẩm của làng đá mỹ nghệ Non Nước không chỉ được tiêu thụ rộng rãi trong nước, mà còn xâm nhập vào nhiều thị trường lớn trên thế giới. Vì vậy chất lượng, mẫu mã và độ tinh xảo của các sản phẩm ngày càng được nâng cao. Giá thành sản phẩm phụ thuộc vào chất liệu, mẫu mã và kích thước. Sản phẩm càng công phu giá trị càng cao, có những bức tượng có giá lên tới hàng trăm triệu đồng.

Trước đây, nguồn đá chủ yếu để sản xuất được lấy trược tiếp từ núi Ngũ Hành Sơn. Từ khi có quy định cấm khai thác đá, nhằm bảo vệ khu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, nguyên liệu chính để sản xuất được cung cấp từ các địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Nam... Chất liệu được sử dụng rất đa dạng như đá vôi, cẩm thạch, sa thạch… Những bức tượng bằng đá trắng không đánh màu hay loại tượng chủ yếu được làm từ bột đá, đúc khuôn rồi pha màu… đã tạo cho làng nghề mỹ nghệ Non Nước một bức tranh đa dạng và đầy màu sắc. Đặc biệt thu hút du khách là các loại đá tự nhiên, hiếm có với nhiều màu sắc đẹp và đường vân độc đáo như mắt mèo, thạch anh… 

Ngày nay, công nghệ hiện đại đã giúp ích rất nhiều cho việc làm giảm bớt sự vất vả của thợ chế tác ở nhiều công đoạn nhưng cái quan trọng làm nên tác phẩm vẫn là bàn tay con người và nhất là hồn người. Những người dân thuộc làng đá Non Nước Đã bao đời nay sống cùng đá, nhờ đá, nhưng cũng có lúc chết vì niềm đam mê với đá. Vì vậy mà mỗi một sản phẩm ra đời được xem như “đứa con tinh thần” mang trong mình hơi thở và nhịp sống của những người dân làng đá Non Nước.  

THÔNG TIN KHÁC
Gởi tin nhắn đến chúng tôi